DANH MỤC SẢN PHẨM
+ VẬT LIỆU CHỊU LỬA
+ VẬT LIỆU CÁCH NHIỆT
+ VẬT TƯ KHÁC
+ THI CÔNG
HOTLINE

 

 

 

0913.136.959

VIDEO CLIP
ĐỐI TÁC
THỐNG KÊ TRUY CẬP
TIN TỨC
Nguyên lý cấu tạo lò đốt rác thải công nghiệp dạng tĩnh
Ngày đăng: 15/03/2017

Lò đốt chất thải công nghiệp là loại lò đốt kiểu đáy tĩnh, được sử dụng khá phổ biến và đốt ở chế độ thiếu khí. Lò có hai buồng đốt: buồng sơ cấp để đốt rác và buồng thứ cấp để đốt khói. Ở buồng sơ cấp không khí được cấp khoảng 50 ¸ 80 % theo tính toán lý thuyết. Quá trình cháy thiếu khí này làm cho những chất hữu cơ bị phân huỷ nhiệt. Khói và các sản phẩm phân huỷ nhiệt là các hyđrocacbon và oxit cacbon sẽ được chuyển sang buồng đốt thứ cấp. Tại đây, không khí được cấp bổ sung để đảm bảo quá trình cháy hoàn toàn. Các phản ứng cháy và vận tốc rối trong buồng sơ cấp được duy trì ở mức thấp để giảm thiểu việc mang tro bụi sang buồng thứ cấp. Sau đó khí thải được đi qua tháp hấp thụ, buồng hấp phụ để xử lý hết các khí độc hại trước khi thải ra môi trường qua ống khói. Khí thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn QCVN 30:2012/BTNMT.

Nguyên lý hoạt động của lò đốt rác thải công nghiệp:

1) Kho chứa rác trung gian (1).

Rác từ các nơi được xe chuyên dụng tập trung về kho chứa trung gian (tránh rơi vãi gây ô nhiễm) từ đây rác được phân loại sơ bộ, đóng gói, lưu trữ tạm thời trước khi đưa vào lò thiêu đốt 2.

2) Buồng đốt sơ cấp (BSC) :

Ở buồng đốt sơ cấp ( BSC ) rác được gia nhiệt đến nhiệt độ tự cháy (tự bắt lửa) bằng đầu đốt dầu Đ1. Nhờ được thiết kế đặc biệt và cấp ôxy hợp lý mà rác sẽ duy trì quá trình cháy và ổn định nhiệt độ trong buồng sơ cấp. Để duy trì nhiệt độ ổn định trong buồng lò sơ cấp khoảng 650-900oC ta sử dụng thiết bị kiểm soát nhiệt độ ( dựa vào cảm biến nhiệt độ - can nhiệt trả giá trị về bộ điều khiển lò đốt), điều khiển cấp rác, tải nạp rác vào lò và điều khiển đầu đốt dầu D.O. Dưới tác dụng của nhiệt, diễn ra các quá trình nhiệt phân- oxy hoá một phần các chất thải rắn và lỏng thành thể khí, trải qua các giai đoạn: bốc hơi nước- nhiệt phân-oxy hoá một phần các chất cháy.Chỉ còn một lượng nhỏ tro, chủ yếu là các oxyt kim loại hay gốm sành sứ trong rác, nằm lại trên mặt ghi, phía dưới đáy buồng đốt sơ cấp ta đặt thùng chứa tro xỉ (TTR) và tháo tro theo định kỳ. Không khí cung cấp cho quá trình cháy sơ cấp được cấp từ phía dưới ghi lò, Lượng không khí này vừa giải nhiệt ghi lò không bị quá nhiệt vừa sấy sơ bộ rác tạo điều kiện cho quá trình cháy được tốt hơn, tiết kiệm được nhiên liệu cho quá trình thiêu đốt. Ghi lò được thiết kế dạng nghiêng nên rác sau khi đưa vào lò nhờ trọng lượng bản thân, tác động của quá trình cháy và thao tác của công nhân phần tro xỉ đã cháy kiệt dần về cuối buồng đốt, phần không cháy sẽ duy chuyển dần về đuôi buồng đốt và được xả định kỳ qua cửa xả tro.Dưới ghi lò có thiết kế phễu gôm tro, xỉ và đưa ra ngoài buồng đốt sơ cấp. Quá trình cháy trong buồng sơ cấp chủ yếu quá trình cháy tạo thành bán khí (khói đen) và các khí độc chưa phân hủy ở nhiệt độ thấp.  Nên khói từ buồng đốt sơ cấp được đưa sang buồng thứ cấp BTC qua một miệng phân phối khí nằm phía đuôi buồng đốt sơ cấp (BSC).

3) Buồng đốt thứ cấp (BTC) :

Khí nhiệt phân (khói) từ buồng sơ cấp BSC sang chứa các chất cháy (CO, H2, CnHm…) chúng được đốt cháy tiếp nhờ lượng không khí cấp hai từ quạt cấp khí. Nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp BTC được duy trì ở ≥1000-10500C bởi đầu đốt dầu Đ2. Nhờ nhiệt cao và thời gian lưu khí trong buồng đốt đủ lâu ( > 2 giây) đảm bảo khói có chứa các chất thải độc hại (đặc biệt là dioxin, furans) và mùi được thiêu huỷ hoàn toàn. Kiểm soát quá trình đốt trong buồng đốt thứ cấp BTC bằng cặp nhiệt điện có nối với hệ thống điều chỉnh tự động nhiệt độ để điều kiển quá trình đốt của đầu đốt dầu D.O. Béc đốt được bố trí tạo nên dòng khí chuyển động xoáy rất có lợi cho việc hoà trộn, tiếp xúc của quá trình thiêu đốt và đồng đều nhiệt độ.

4) Thiết bị trao đổi nhiệt khí thải (2) :

Thiết bị trao đổi nhiệt bằng nước (2) có tác dụng làm giảm nhiệt độ khí thải có nhiệt độ cao đến nhiệt độ <200oC trước khi vào các thiết bị xử lý khí (3). Sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt bằng nước trực tiếp có tác dụng giải nhiệt nhanh và khử được tro bụi trong dòng khói.

5) Tháp hấp thụ khí độc (3) :

Khí thải từ thiết bị giải nhiệt (2) cho qua tháp hấp thụ được giải nhiệt nhỏ hơn 80oC và tiếp xúc với dung dịch hấp thụ (NaOH hay Ca(OH)2) từ hồ chứa được máy bơm (B2), cấp và phun trong tháp qua lớp đệm. Các khí thải (SO2, HF, HCl…) sẽ bị dung dịch hấp thụ, Dung dịch sau khi tiếp xúc với khí thải có nhiệt độ cao và chứa ít bụi một phần được xả tràn dẫn ra bể làm mát và lắng tách trong bể nước BHT phần còn lại được bổ sung dung dịch hấp thụ tái tuần hoàn để sử dụng lại tiếp tục cho quá trình.

6) Quạt hút (Q2) :

Có tác dụng khắc phục trở lực của khí thải trên đường dẫn khói từ lò đến ống khói, tạo dòng xoáy trong buồng thứ cấp, tạo áp suất âm ở buồng đốt sơ cấp, tránh tình trạng khói thoát ra buồng đốt trong quá trình thiêu đốt.

7) Ống khói thải (4) :

Khí sạch sau khi ra khỏi tháp hấp thụ, qua bộ tách ẩm có nhiệt độ nhỏ hơn 100oC sẽ được quạt hút đưa vào ống khói thải (4) cao 21m để phát tán ra ngoài môi trường. Khí trước khí thải ra môi trường phải luôn đảm bảo được xử lý sạch không gây ô nhiễm môi trường bằng sứ lọc khói bụi, nước.

8) Bể giải nhiệt dung dịch ( BHT ) :

Nước thải ra từ tháp hấp thụ (3) đưa qua bể BHT để giải nhiệt, lắng cặn và được tái tuần hoàn bằng bơm (B2) sử dụng lại trong tháp hấp thụ (3). Theo định kỳ, cặn xả ra được đem đi xử lý hay chôn lấp an toàn.

9) Thiết bị điều khiển trung tâm ( ĐKTT ) :

Thiết bị điều khiển trung tâm làm nhiệm vụ điều khiển tư động toàn bộ quá trình của lò đốt. 

– Điều khiển cấp rác vào lò.
– Điều khiển nhiệt độ buồng đốt sơ cấp.
– Điều khiển nhiệt độ buồng đốt thư cấp.
– Các bơm cấp dung dịch hấp thụ.
– Các quạt oxy, quạt hút khói thải.
– Đầu đốt cấp sơ cấp và thứ cấp.

10) Xử lý tro bùn và nước thải sau xử lý :

 

Các nội dung khác
Trang 3/3<< [1][2][3]
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
LIÊN KẾT WEBSITE
Copyright © 2008 - TIENG MANH Co.,Ltd